Răng khôn hay còn gọi là răng cối thứ 3, răng khôn mọc khi đã vào độ tuổi trưởng thành. Thông thường mỗi người sẽ mọc 4 răng khôn, hai răng hàm trên và hai răng hàm dưới. Như chúng ta thấy, thời gian mọc của răng khôn chỉ là khá muộn hơn so với các răng khác trong hàm, ngoài ra về chức năng và cấu tạo không có gì đặc biệt.
Nguyên nhân đau nhức khi mọc răng khôn
Răng khôn là chiếc răng mọc sau cùng trên cung hàm, và khi mọc chúng thường gây ra những biến chứng như mọc lệch, mọc ngầm…khiến bệnh nhân phải chịu những cơn đau nhức kéo dài. Một số nguyên nhân đau nhức khi mọc răng khôn có thể bởi những lý do sau:
- Mọc lệch, mọc ngầm, đâm xiên sang răng số 7.
- Răng mọc thẳng nhưng bị viêm lợi trùm, không trồi lên khỏi mặt nướu được.
- Răng bị sâu do vị trí trong cùng khó vệ sinh, dễ mắc thức ăn.
Điều trị đau răng do mọc răng khôn bằng cách nào?
Tùy thuộc vào tình trạng răng khôn mọc và những biến chứng của nó mà chúng ta sẽ có những cách điều trị hiệu quả.
Mọc răng khôn mức độ nhẹ
Với trường hợp này, khi răng khôn mọc có thể xuất hiện một số triệu chứng như đau nhức, cứng hàm, sưng nướu và gây khó khăn cho quá trình ăn nhai. Bạn không cần phải nhổ bỏ những chiếc răng khôn khi chúng mọc thẳng, không gây đau và không trùm lợi vì nó không gây ảnh hưởng gì.

Mọc răng khôn bị lợi trùm
Khi lợi trùm lên chiếc răng khôn và khiến chúng không thể tiếp tục mọc thì các tốt nhất là cắt bỏ phần lợi trùm đó. Quá trình này không làm mất nhiều thời gian và không gây đau đớn cho người bệnh.
Mọc răng khôn mức độ nặng
Răng khôn mọc lệch đâm vào chiếc răng số 7 gây ảnh hưởng đến quá trình ăn nhai và cuộc sống sinh hoạt hàng ngày và biện pháp giải quyết dứt điểm tình trạng trên là nhổ bỏ đi chiếc răng khôn đó. Chi phí trồng răng sứ giá bao nhiêu tiền?
Một số mẹo chữa đau răng khôn hiệu quả
Chườm đá: Một trong những cách chữa đau răng khôn hiệu quả mà bạn nên biết đó là đá. Đá lạnh có khả năng gây tê và làm giảm tình trạng sưng viêm rất tốt. Bạn chỉ cần lấy một viên đá cho vào một cái khăn sạch rồi chà nhẹ lên vùng sưng đau trong vài phút, thực hiện liên tục khi hết đau thì dừng lại.
Chanh tươi: Chanh được biết đến khả năng kháng khuẩn và sát trùng tốt. Cách thực hiện rất đơn giản, chỉ cần dùng một quả chanh tươi vắt lấy nước rồi hòa vào một chút muối. Dùng bông gòn thấm dụng dịch này vào chỗ đau răng, nên thực hiện thường xuyên để đạt kết quả tốt.
Hành tây: Hành tây có chứa một số chất có tác dụng sát trùng, chống vi khuẩn và chữa đau răng khôn tốt. Bạn chỉ cần nhai trực tiếp một miếng hành tây trong vài phút hay đặt miếng hành tây và chỗ đau răng trong khoảng 3 lần/ngày sẽ thấy cường độ của những cơn đau giảm dần.
Trà xanh: Trà xanh được biết đến với công dụng làm sạch, ngăn ngừa vi khuẩn, kháng viêm. Lấy một nắm trà xanh đem rửa sạch và hãm vào một bình nước đun sôi khoảng 30 phút. Dùng nước này uống hoặc súc miệng hàng ngày.
Trong những trường hợp bạn bị sốt cao kéo dài thì bạn nên đến bác sĩ để được tư vấn và xử lý. Bác sĩ sẽ chụp x–quang và cho bạn lời khuyên nên cắt lợi trùm hay nhổ răng.
Tất cả chúng ta ai chắc ai cũng đã từng trải quá quá trình đau đớn do răng khôn. Vậy nên, khi bạn thấy có dấu hiệu nghi ngờ răng khôn thì nên đến nha khoa sớm nhất có thể để bác sĩ khám và chụp x- quang kiểm tra, bác sĩ sẽ cho bạn lời khuyên và tư vấn để bạn yên tâm hơn.
Bài viết được trích nguồn tại: https://ttsuckhoechomoinha.blogspot.com
Thông tin liên hệ:
Trung tâm nha khoa Đăng Lưu
Cơ sở 1: 34 Phan Đăng Lưu, P.6, Q.BìnhThạnh - (+84 8) 6297 7148
Cơ sở 2 : 540 Trần Hưng Đạo, P.2, Q.5 - (+84 8) 6682 0246
Hotline: 08 3803 0578
Tg: Ngavvt