DỊCH VỤ NỔI BẬT

Được tạo bởi Blogger.

BÀI XEM NHIỀU NHẤT

[6] [recent] [slider-top-big] [Trình chiếu]
Bạn đang ở: Trang chủ / Niềng răng móm như thế nào?

Niềng răng móm như thế nào?

Niềng răng móm có hết móm được không? Niềng răng móm như thế nào? Cần lưu ý điều gì khi niềng răng để đảm bảo đúng liệu trình đưa ra từ ban đầu? niềng răng bị lòi chân răng do đâu? Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây.

Niềng răng móm như thế nào?

Răng móm là gì?

Răng móm là răng ở hàm dưới nhô ra phía trước quá nhiều và mỗi khi ngậm miệng lại thì có hiện tượng răng dưới phủ ngoài răng cửa hàm trên, mang đến cảm giác nhìn vào sẽ bị lệch ở cằm và có khớp cắn chéo khi hai hàm khít ở vị trí trung tâm. Phương pháp giải quyết tình trạng này là niềng răng.

Phương pháp niềng răng là kỹ thuật dùng các khí cụ nha khoa để điều chỉnh lại các vị trí của răng. Nhưng muốn niềng răng đạt được hiệu quả tốt thì tay nghề của bác sĩ có vai trò rất quan trọng. Các bước thực hiện niềng răng móm được tiến hành như thế nào là điều không phải ai cũng biết.

Niềng răng móm như thế nào?

Bước 1: Bước đầu tiên, bệnh nhân được các bác sĩ thăm khám tổng quát kiểm tra tình hình răng miệng như thế nào rồi đưa ra phương pháp điều trị hiệu quả.

Bước 2: Tiếp đến, bác sĩ tiến hành chụp phim Xquang và đo sọ nghiêng giúp xác định chính xác cấu trúc xương hàm rồi phân tích tình trạng lệch lạc của các răng. Với sự hỗ trợ của các thiết bị kỹ thuật trên máy tính xuất hiện các hình ảnh chuyên sâu và các phần mềm thiết kế chỉnh nha để lên kế hoạch điều trị cụ thể.

Qua đó, bệnh nhân thấy được mức độ tình trạng răng của mình và kết quả đạt được sau quá trình thực hiện như thế nào, thời gian tiến hành mất bao lâu.

Bước 3: Tùy vào tình trạng của mỗi người mà có phương pháp điều trị khác nhau và mỗi kỹ thuật niềng răng có những loại mắc cài tương ứng. Có thể là mắc cài kim loại, mắc cài sứ, mắc cài mặt lưỡi…

Bác sĩ trao đổi tư vấn với từng bệnh nhân để tìm ra phương pháp niềng răng phù hợp nhất.

Bước 4: Tiếp theo bác sĩ tiến hành lấy những thông số dấu hàm cụ thể răng mỗi bệnh nhân. Những số liệu này được phân tích và đánh giá với các vấn đề chức năng của cơ nhai hay khớp thái dương hàm. Toàn bộ dữ liệu sẽ được nhập vào trong phần mềm của máy tính chuyên dụng để theo dõi và phân tích trong quá trình điều trị.

Bước 5: Niềng răng móm như thế nào? Bước này bác sĩ thực hiện cạo vôi răng, vệ sinh răng miệng sạch sẽ cho từng bệnh nhân. Sau đó đeo mắc cài lên răng và điều chỉnh lại thun định hình và tạo lực kéo như các tính toán như đã đưa ra.

Bước 6: Trong quá trình đeo niềng răng, bệnh nhân được bác sĩ hẹn lịch tái khám cụ thể. Bình thường khoảng 3 tuần đến nha khoa tái khám 1 lần. Nhưng với phương pháp niềng răng trong suốt thì thời gian đến phòng khám sẽ ít hơn so với các phương pháp niềng răng khác.

Mỗi lần tái khám bệnh nhân được chụp phim, được theo dõi và đánh giá khả năng di chuyển của các răng. Kết thúc điều trị bệnh nhân thấy được sự thay đổi của khuôn mặt mình thế nào.

Trên đây là những chia sẻ một số thông tin cần thiết cho vấn đề niềng răng móm như thế nào cho bạn đọc tham khảo. Hy vọng với những kiến thức trên, mỗi người sẽ tìm được phương pháp làm đẹp phù hợp cho bản thân.

Bài viết được trích nguồn tại: https://dichvuniengranglechlac.blogspot.com
Thông tin liên hệ: 
Trung tâm nha khoa Đăng Lưu 
Cơ sở 1: 34 Phan Đăng Lưu, P.6, Q.BìnhThạnh - (+84 8) 6297 7148 
Cơ sở 2 : 540 Trần Hưng Đạo, P.2, Q.5 - (+84 8) 6682 0246 
Hotline: 08 3803 0578 

TG: VT